Công thức tính mét khối bê tông chính xác nhất 2024

Trong các công trình xây dựng bê tông là nguyên liệu cực kỳ quan trọng và không thể thiếu. Với độ bền chắc chắn cùng những ưu điểm vượt trội của nó góp phần xây dựng nên một công trình chất lượng cho các nhà thầu. Vậy khối lượng bê tông được tính như thế nào để cân đối các vật tư xây dựng khác? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách tính mét khối bê tông chi tiết và cụ thể nhất cho các bạn.

Bê tông là gì?
Bê tông là gì?

Bê tông là gì?

Bê tông là hỗn hợp được tạo nên bởi sự kết hợp của cát, đá, xi măng và nước được trộn đều với nhau theo tỷ lệ đã định sẵn do đơn vị thi công chỉ định. Mục đích của sự trộn đều này là nhằm tạo thành các khối nén chính cho công trình. Bê tông có ba gồm có ba loại bê tông tươi, bê tông nhựa, bê tông Asphalt, bê tông Polyme.

Ta có thể hiểu đơn giản bê tông chính là một hỗn hợp bao gồm những vật liệu khác nhau như đá, chất kết dính vô cơ như xi măng, thạch cao, vôi… và nước, có thể cho thêm một số cốt liệu khác như sỏi, đá, cát… trộn theo tỉ lệ nhất định để tạo ra một khối bê tông bền chắc, chắn chắn và đông cứng.

Bê tông có khả năng chịu lực cực tốt, khó phá và cơ lý bền chắc, thỏa mãn cho nhiều công trình đặc biệt còn tạo được nhiều hình dạng tạo nên sự đa dạng, phong phú về mặt kiến trúc công trình mang lại sự vững cửu theo thời gian.

Mục đích của tính khối lượng bê tông là gì?

  • Giúp thực hiện các thao tác đo bóc khối lượng bê tông và có thể lập dự toán cho công trình.
  • Kiểm tra khối lượng bê tông có bị sai sót gì không? Có thừa hay thiếu không?
  • Giúp tính toán cân đối giữa vật tư và vật liệu nhằm phục vụ cho quá trình thi công.
  • Tính được mét khối bê tông cần thiết để đặt mua từ nơi sản xuất bê tông.
  • Gia chủ có thể cân bằng ngân sách và các loại vật liệu cần dùng cho công trình.
  • Giúp cho việc xây dựng, quản lý của gia chủ với nhà thầu dễ dàng, minh bạch và tiết kiệm.

Đặc tính của bê tông

 

Bê tông có khả năng chịu lực nén tương đối tốt. Tuy nhiên, bê tông lại không có khả năng chịu lực kéo tốt. Cho nên trong quá trình thi công các vật liệu có tính chịu lực tốt như thép được lồng vào trong bê tông với chức năng như một bộ khung chịu lực giúp cột bê tông thêm cứng cỏi hơn và sức chịu kéo của nó sẽ tốt hơn rất nhiều.

Đặc tính của bê tông
Đặc tính của bê tông

Ngoài ra, bê tông có lõi thép còn có tên gọi là bê tông cốt thép được ứng dụng rất rộng rãi trong xây dựng công trình. Những tác động do thời tiết cũng như thời gian cũng sẽ ảnh hưởng rất tiêu cự đến bê tông cốt thép.

Ứng dụng của bê tông

Loại đá nhân tạo bê tông này được sử dụng rất rộng rãi trong công trình thi công nhà ở cũng như những công trình lớn nhỏ khác. Đồng thời bê tông còn được sử dụng trong quá trình thi công đường lộ, cầu, cầu vượt và những cấu trúc trong bãi đỗ xe hay các loại đập và hồ chứa nước. Ngoài ra, bê tông cũng được ứng dụng trong sản xuất cống và các chân cột cho những cổng hay hàng rào cũng như cột điện hay ngay cả thuyền.

Hướng dẫn cách tính mét khối bê tông

Cách tính mét khối bê tông hình hộp chữ nhật

Công thức: V= a.b.c

Trong đó:

  • a: chiều rộng đáy
  • b: chiều dài cạnh đáy
  • c: chiều cao hình hộp (hoặc sẽ được kí hiệu là h)

Ví dụ: Bê tông móng sàn tầng 2 có số đo các chiều là:

Chiều rộng a= 4,5m

Chiều dài b= 5,5

Chiều cao c= 15cm= 0,15m

=> Thể tích bê tông đổ trần tầng 2 là: V=4,5×5,5×0,15 = 3,7m3

Cách tính mét khối bê tông hình trụ

Công thức: S x h = 3,14 x r2 x h

Trong đó: 

  • S là diện tích mặt đáy
  • 3,14 là số pi
  • R là bán kính đường tròn mặt đáy
  • h là chiều cao hình trụ nổi giữa 2 tâm đường tròn 2 mặt đáy.